PHƯƠNG PHÁP GIẢM CÂN CỔ XƯA: NHỊN ĂN Có vẻ như sống trong thời hiện đại, từ bé chúng ta luôn được nhắc nhở giảng dậy rằng ' Phải ăn 3 bữa một ngày cơ thể mới hoạt động được, bữa sáng là bữa quan trọng nhất, nếu 1 ngày mà bạn không ăn cơ thể sẽ yếu đi và có hại cho sức khỏe,...'. Nhưng sự thật liệu có là như vậy? Có chắc là cần thiết con người phải ăn 3 bữa một ngày không, nhịn ăn có phải luôn gây hại cho sức khỏe? Hãy lật ngược lịch sử để có câu trả lời. 1. Động vật cũng 'thực hành' nhịn ăn Trong tự nhiên, không phải lúc nào thức ăn cũng sẵn có. Do vậy, ở các loài động vật, khi săn được mồi hay kiếm được nguồn thức ăn, chúng thường ăn đến no để dự trữ năng lượng cho đến bữa săn tiếp theo. Có những lúc, không tìm được thức ăn ví dụ như trời liên tục mưa, hay khu vực đó hạn hán, hoặc số lượng con mồi bị giảm, khi bị bệnh hay căng thẳng.... đơn giản chúng không ăn hay nhịn ăn một cách gián tiếp trong nhiều ngày hay thậm chí cả tuần. Con người, trong ngàn năm tiến hóa xét v...
Bài đăng
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
1 CALO KHÔNG ĐƠN GIẢN CHỈ LÀ 1 CALO Bài viết này sẽ là những thông tin hữu ích đến với những ai muốn duy trì lối sống khỏe mạnh, những người muốn giữ cân và đang giảm cân Calo trong thực phẩm là gì? Chúng ta ăn thực phẩm mỗi ngày để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống và xây dựng cơ thể. Mỗi loại thực phẩm đều có lượng đạm, tinh bột, chất béo không giống nhau nên giá trị năng lượng khác nhau và người ta đo chúng bằng chỉ số calo. 1g carb (tinh bột) = 4 calo 1g protein (đạm) = 4 calo 1g fat (chất béo, mỡ) = 4calo Ví dụ về bảng tính calo thực phẩm thông thường ta thường thấy Đó là những thông tin quen thuộc ta thường nghe rằng tất cả calo đều như nhau dù đó có là bánh ngọt hay thịt, rau.... Và điều đó khiến mọi người thường lầm tưởng calo từ sự hấp thụ từ các loại thực phẩm sau quá trình tiêu hóa đều giống nhau. Nhưng có phải sự thật cơ thể ta đều hấp thụ cùng ...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
ĐƯỜNG FRUTOSE 'SÁT THỦ' NGỌT NGÀO Frutose là một loại đường đơn đồng phân với glucose nhưng có vị ngọt sắc, khả năng gây nghiện nhiều hơn hẳn đường mía với giá thành rẻ hơn. Thế nên, chúng thường được các nhà chế biến thực phẩm ưu ái để làm chất tạo ngọt trong sản phẩm của mình dưới dạng siro ngô hàm lượng cao frutose ( High Fructose Corn Syrup HFCS, corn syrup). Trong tự nhiên, chúng thường có trong mật ong (40% frutose, 30% glucose), xiro cây thùa (75-90% frutose), đường mía (50% frutose) Sự nguy hiểm của frutose Đường frutose nguy hiểm hơn nhiều so với glucose. Vì không làm tăng đường huyết sau ăn như glucose, những thực phẩm chứa frutose như mật ong, mật cây thùa... thường được hiểu lầm là vô hại hơn và được cho vào danh sách những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, xếp chung nhóm với nhiều thực phẩm tốt. Nhưng đó chỉ là những con số của bề nổi tảng băng chìm mà phần dưới đáy, nó che giấu tác hại khủng khiếp hơn nhiều. Khác với glucose được hấp thụ trực ti...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
TINH BỘT 'XẤU' CÁCH NÓ LÀM CƠ THỂ BẠN KHÁNG ISULIN GÂY BÉO PHÌ, TIỂU ĐƯỜNG Kháng isulin gây béo phì tiểu đường hay béo phì tiểu đường gây kháng isulin? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn. Tinh bột là gì? Tinh bột là poplysacarit carbohydrate chứa hỗn hợp hai loại amylose và amylosepectin. Cả hai đều cùng cấu tạo từ đường đơn glucose nhưng do sự liên kết các đơn phân glu với nhau có sự khác biệt nên chúng có cấu trúc và đặc tính không giống nhau. Amylose có dạng mạch thẳng dài không phân nhánh và mạch xoắn lại với nhau tạo lên cấu trúc xoắn ốc . ----> Chính dạng cấu trúc xoắn ốc như lò xo liên kết đặc lại khiến cho các enzyme tiêu hóa khó khăn trong việc thủy phân và khiến amylose khó bị phân hủy. Amylopectin ngoài mạch thẳng như amylose còn phân ra rất nhiều nhánh. Tốc độ thủy phân tinh bột ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Thực phẩm chứ...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
SỰ THẤT BẠI CỦA CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG GIẢM CÂN TRUYỀN THỐNG Tại sao mình lại có thể khẳng định chắc nịch như vậy. Vì nếu giảm cân chỉ đơn giản là vấn đề calo in out thì trên thế giới này sẽ chả có ai béo cả, chả còn vấn đề muôn thuở tăng cân lại sau đợt giảm cân, giữ cân lại không tăng sao khó thế. Và cả việc số ký tăng lại vèo vèo còn nặng hơn cả lúc ban đầu sau một đợt ăn kiêng vất vả. Ăn kiêng tại sao có hại vậy? Bình thường bạn muốn giảm cân, lời khuyên truyền thống là hãy chỉ ăn 1200 1500 kcal thôi. Bạn cố gắng theo, nhưng bạn mệt mỏi, đói, cơ thể không còn sức và còn tồi tệ hơn nếu bạn còn kết hợp thêm cả việc luyện tập. Và rồi sau chuỗi ngày ăn kiêng vất vả, tưởng sẽ được hưởng thành quả nhưng Boom! Bạn lại tăng cân lại mất kiểm soát dù có thể chế độ ăn bạn vẫn an toàn. Vâng đó là câu chuyện muôn thuở phải không ạ. Vì sao? Chính chế độ ăn kiêng đó đã làm phá hỏng sự trao đổi chất của bạn. Bình thường, giả sử cơ thể bạn cần 2200 kcal để hoạt động bình thường, nhưng khi ăn ...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
TẠI SAO CHÚNG TA BÉO? Có bao giờ bạn thắc mắc sao có người ăn mãi không béo, có người nói đùa là chỉ hít không khí thôi cũng tăng cân chưa. Nếu bạn thuộc vế thứ nhất thì xin chúc mừng, còn nếu không may lỡ 'mũm mĩm' ít hay nhiều thì không sao bài viết này sẽ giải thích tường tận cơ chế khiến ta tăng cân và từ đó bạn sẽ có giải pháp cho mình. Vâng thủ phạm chính khiến số kí lô cứ tăng vèo vèo chính là hoocmon ISULIN. Hơi bất ngờ ngỡ ngàng phải không mọi người. Isulin là một loại hoocmon do tuyến tụy tiết ra có chức năng kích thích các tế bào tăng sử dụng đường glucose gây hạ huyết áp đồng thời ức chế sự phân hủy chất béo ở mô mỡ, glicogen ở gan. Không chỉ vậy nó còn là tín hiệu báo cho cơ thể tích mỡ, ức chế sự đốt cháy lipit và làm mức trao đổi chất của cơ thể luôn thấp. Do vậy ở những người bị tiểu đường tuýt 2 phụ thuộc ít hay nhiều isulin ngoại sinh thì luôn có tác dụng phụ khi tiêm chính là gây tăng cân mất kiểm soát dù chế độ ăn họ không đổi. Đối với những ngườ...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
VÒNG LUẨN QUẨN CỦA CĂN BỆNH BÉO PHÌ Hi xin chào mọi người, mình sẽ viết một chuỗi seria về căn nguyên cơ chế về bệnh béo phì dựa trên nền tảng hóa sinh để mọi người có cái nhìn đúng đắn nhất về nó. Mình cũng từng là 1 đứa thừa cân béo phì. Cân nặng lớn nhất của mình là hơn 72kg dù mình chỉ cao hơn mét 6. Với cơ thể đó, không chỉ sức khỏe tồn hại cơ thể nặng nề, khó thở mà nó còn đem đến sự tự ti mặc cảm, bị cô lập chế giễu thậm tệ. Bước ra ngoài, ai cũng nói 'sao béo thế' ' béo xấu lắm' ' mày ăn ít đi, tập TD nhiều lên'... những lời nói đó dù vô tình hay cố ý đều như vết dao lam sắc bén cứa vô tâm can mình. Mình gần như trầm cảm tự ti sống khép mình và ngại giao tiếp và tự bảo vệ bản thân trước sự cay độc xã hội ngoài kia bằng cách thu mình trong vỏ ốc. Ai cũng có muốn mình xấu mãi đâu, mình điên cuồng ăn kiêng tập thể dục. Ban đầu cân nặng giảm nhanh mình vui sướng như điên nhưng chỉ sau 1 thời gian cân chững lại và không hề xuống dù mình đã cố ép. Và dù khi ...